Bệnh phụ khoa là gì?
Bệnh phụ khoa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh phụ khoa được xếp vào nhóm bệnh liên quan đến bộ phận sinh sản của nữ giới; bao gồm cơ quan sinh dục ngoài (âm vật, môi âm hộ, âm hộ, âm đạo), và cơ quan sinh dục trong (cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng).
Bệnh phụ khoa có thể gây ra các khối u lành tính, ác tính, ảnh hưởng đến thai kỳ, nhiễm trùng và các bệnh về nội tiết,…; đặc biệt nếu bệnh liên quan đến khối u ác tính có tỷ lệ gây tử vong cao.
Dù nguy hiểm như vậy, nhưng bệnh phụ khoa lại có cơ chế hình thành bệnh rất đơn giản. Đó là:
Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Khi vệ sinh vùng kín bạn cần chú ý những điều sau: Không nên thụt rửa quá sâu, không dùng vòi xịt thẳng vào âm đạo; không rửa bằng nước quá nóng, không để băng vệ sinh quá lâu và dùng các loại dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy mạnh.
Việc giữ gìn “cô bé” sạch sẽ, khô thoáng sẽ giúp ngăn ngừa được nhiều nguy cơ gây bệnh, cản trở sự sinh sản của vi khuẩn cũng như hạn chế khả năng hình thành một số loại bệnh phụ khoa.
Quan hệ không an toàn
Hãy tạm ngừng chuyện “yêu” nếu bạn và người ấy đang gặp phải một số vấn đề khó nói ở bộ phận sinh dục, chẳng hạn như viêm nhiễm vùng kín, đau rát,… Bởi các vi khuẩn có thể lây truyền dễ dàng qua đường tình dục nếu bạn không sử dụng phương pháp bảo vệ thích hợp và quan hệ trong thời gian mắc bệnh phụ khoa.
Phá thai
Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có thể là hậu quả của việc nạo, hút thai không hợp vệ sinh, thường được thực hiện bởi các bác sĩ thiếu chuyên môn và ở những cơ sở y tế không đạt chuẩn; hoặc nó cũng có thể phát sinh viêm nhiễm nếu bạn vệ sinh vùng kín hậu phẫu không sạch sẽ.
Ngoài ra, nếu quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh hoặc phá thai cũng dễ khiến âm đạo bị tổn thương và gây ra bệnh phụ khoa.
Chế độ sinh hoạt không lành mạnh; thường xuyên căng thẳng
Tình trạng thiếu ngủ, luôn căng thẳng, mệt mỏi và không ăn đủ bữa thường là tác nhân chính làm mất cân bằng nội tiết tố nữ, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và làm thay đổi môi trường lợi khuẩn tại âm đạo; từ đó dễ dàng gây nên các bệnh phụ khoa.
Một số bệnh phụ khoa thường gặp
STDs ( Sexually transmitted disease: Bệnh lây truyền qua đường tình dục): thường có các dấu hiệu như: dịch âm đạo có mùi bất thường; ngứa, rát, đau rát vùng kín; phát ban, mụn nước, vết loét, cục u, mụn mủ, mụn cóc mọc ở phía trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng; khó chịu hoặc đau khi đi tiểu; sưng bạch huyết ở háng; đau ở háng hoặc bụng; chảy máu âm đạo bất thường; sưng âm đạo; sụt cân bất thường, đổ mồ hôi đêm; các triệu chứng giống như cúm (nhức, đau và sốt); đau khi giao hợp.
Bệnh Vulvodynia (Đau âm hộ): thường biểu hiện bằng các triệu chứng như: ngứa, đau nhức hoặc đau ở âm hộ. Nguyên nhân của tình trạng này là do: Tổn thương thần kinh hoặc kích thích, nhiễm trùng nấm men, chuột rút âm đạo, dị ứng chất kích thích và dị ứng khác, thay đổi nội tiết tố, tiền sử lạm dụng tình dục, thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh.
Viêm âm đạo: là bệnh lý phổ biến nhất thuộc nhóm bệnh phụ khoa, bao gồm các biểu hiện như: dịch âm đạo có mùi bất thường; ngứa rát, đau nhức vùng kín; nóng rát khi đi tiểu; đau rát khi quan hệ. Nguyên nhân là do: nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo, quan hệ tình dục không lành mạnh; dị ứng chất kích thích và dị ứng khác.
Bệnh u xơ: thường biểu hiện với các dấu hiệu như: tăng tiết dịch âm đạo, chu kỳ kinh nguyệt dài hơn và chảy máu nhiều hơn bình thường, đau bụng, bí tiểu, rong kinh, mệt mỏi và đau, xuất hiện khối u ở bụng dưới.
Rất khó để xác định nguyên nhân hình thành nên bệnh u xơ, nhưng nó thường do các nguyên nhân như: béo phì, dậy thì quá sớm, quan hệ tình dục khi còn nhỏ.
Viêm cổ tử cung: Thường gồm các dấu hiệu như: dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu hoặc màu sắc bất thường, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, khó đạt cực khoái khi quan hệ.
Nguyên nhân là do:
- Quan hệ tình dục với nhiều đối tác hoặc quan hệ tình dục quá nhiều
- Vệ sinh phụ nữ không đúng cách
- Dị ứng với dung dịch vệ sinh
- Lạm dụng thuốc tránh thai
Đau rát khi quan hệ: Nếu bạn cảm giác đau rát (có thể kèm khó thở) khi giao hợp, thì đó rất có thể là do các nguyên nhân như: co thắt âm đạo, tổn thương cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, có thai ngoài tử cung, giao hợp quá sớm sau khi sinh hoặc sau khi phẫu thuật, đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, đau âm hộ (Vulvodynia).
Đau vùng xương chậu: Tình trạng này thường kèm triệu chứng đau ở phần trên của chân. Nguyên nhân của đau vùng xương chậu có thể là: Có thai ngoài tử cung, sẩy thai, bệnh viêm vùng chậu (PID), rụng trứng, u xơ, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung.
Rối loạn vùng chậu thường biểu hiện với tình trạng đau ở phần bụng và phần trên của chân. Triệu chứng này xuất hiện có thể là do các nguyên nhân như: rối loạn đường ruột (Táo bón, tiêu chảy và đầy bụng), viêm niệu đạo, tiểu không tự chủ, u xơ, sa tử cung.
Trên đây là một số loại bệnh phụ khoa phổ biến nhất và với tiêu chí phòng ngừa còn hơn chữa bệnh. Chính vì vậy, thay vì tìm cách điều trị những bệnh trên, bạn cần tìm đến các biện pháp phòng tránh bệnh tự nhiên, khoa học nhé.
Tài liệu tham khảo