CẨM NANG

Thực hư vitamin E giúp giảm khô âm đạo?

Vitamin E là một loại vitamin tan trong chất béo, có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ làn da và có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề về khô âm đạo cho phái đẹp tự tin “chinh chiến” cùng bạn đời.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Khô âm đạo: Chuyện thầm kín của phái đẹp

Thực hư vitamin E giúp giảm khô âm đạo?

Bất kể phụ nữ nào cũng đều có thể bị khô âm đạo

Khô âm đạo là hiện tượng âm đạo mất đi độ ẩm cần thiết, gây đau rát, khó chịu mỗi khi quan hệ tình dục. Khô âm đạo hình thành chủ yếu do sự thay đổi về lượng estrogen. 

Bên trong thành âm đạo được bôi trơn bằng một lớp chất lỏng trong suốt mỏng, và chính nội tiết tố estrogen có nhiệm vụ duy trì chất lỏng đó và giữ cho niêm mạc âm đạo của bạn khỏe mạnh, dày và đàn hồi.

Tuy nhiên, đến một độ tuổi nhất định hoặc do các yếu tố khách quan dẫn đến sụt giảm estrogen làm cho chất lỏng đó cũng dần ít đi, và không thể đảm bảo cung cấp độ ẩm đầy đủ cho “cô bé”, từ đó gây ra khô âm đạo. 

Sự suy giảm estrogen dẫn đến khô âm đạo có thể xảy ra do yếu tố tiền mãn kinh, mãn kinh; phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú; người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai; người đã phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung,…Đôi khi hiện tượng khô âm đạo cũng bắt nguồn từ việc vệ sinh vùng kín không đúng cách dẫn đến làm thay đổi môi trường pH chuẩn tại vùng kín, và từ đó gây nên khô rát âm đạo. 

Như đã nói, khô âm đạo không chỉ ảnh hưởng đến chính phái đẹp mà còn cản trở sự “nồng nhiệt” trong chuyện “yêu” của lứa đôi, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, rất nhiều giải pháp giúp giảm khô âm đạo đã được tìm kiếm và vitamin E là một trong số đó. 

Vitamin E giúp giảm khô âm đạo như thế nào?

Thực hư vitamin E giúp giảm khô âm đạo?

Vitamin E giúp giảm khô âm đạo an toàn

Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ và sửa chữa các tế bào trên toàn cơ thể. Vitamin E mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như: hỗ trợ giảm viêm; cải thiện màu da và độ đàn hồi của da; duy trì và phục hồi niêm mạc âm đạo, có thể ngăn ngừa khô và kích ứng tại “cô bé”. 

Vitamin E giúp giảm khô âm đạo bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến vùng âm đạo nhằm đảm bảo kích thích bôi trơn tự nhiên. Ngoài ra, vitamin E giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn và các vi sinh vật khác trong âm đạo, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng – một yếu tố có thể góp phần gây khô âm đạo. Cuối cùng, vitamin E có đặc tính giữ ẩm có thể làm dịu và cấp nước cho các mô trong và xung quanh âm đạo.

Theo nghiên cứu “Khảo sát tác dụng điều trị của viên đạn Vitamin E đối với chứng teo âm đạo ở phụ nữ sau mãn kinh” của Aazam Parnan Emamverdikhan và cộng sự được thực hiện trên 52 phụ nữ, sử dụng viên đạn vitamin E trong 12 tuần cho thấy cải thiện các triệu chứng teo âm đạo, một tình trạng đặc trưng bởi thành âm đạo mỏng và khô. 

Có thể thấy, vitamin E là một chất vô cùng quan trọng nhằm cải thiện tình trạng khô âm đạo, tăng sự đàn hồi cho vùng da “cô bé”; và nó xứng đáng được góp mặt trong nhiều sản phẩm hỗ trợ cải thiện các vấn đề sức khỏe vùng kín hơn nữa. 

LacbogynS: Viên đặt phụ khoa chứa vitamin E giúp giảm khô âm đạo an toàn

Thực hư vitamin E giúp giảm khô âm đạo?

Viên đặt LacbogynS có chứa Vitamin E giúp giảm khô âm đạo

Viên đặt phụ khoa LacbogynS (xuất xứ: Italia) có chứa các thành phần như: Vitamin E, dầu cây chè, chiết xuất rễ cây cam thảo, acid boric, acid lactic,… giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng viêm âm đạo do nấm, vi khuẩn; dưỡng ẩm và giảm khô âm đạo nhanh chóng; loại bỏ cảm giác khô rát, ngứa ngáy tại “cô bé” đồng thời hỗ trợ tăng cường sự đàn hồi cho khu vực vùng da âm đạo. 

Sản phẩm được sản xuất tiêu chuẩn Châu Âu dành cho Thiết bị y tế số: 93/42/EEC và CE Marking. Đồng thời, sản phẩm được phân loại là Thiết bị y tế B và được Sở Y Tế Hà Nội cấp số công bố: 220001577/PCBB-BYT; qua đó đảm bảo yếu tố chất lượng và an toàn đến tay người tiêu dùng. 

Chính vì vậy, nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn sản phẩm viên đặt phụ khoa có chứa vitamin E giúp giảm khô âm đạo nào tốt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về LacbogynS nhé. 

Tài liệu tham khảo.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5114791/
https://brieflands.com/articles/jjcdc-76786.pdf

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN